-->

3 bị kịch lớn nhất của hôn nhân, có thì ly hôn sớm muộn

Hôn nhân là “cuộc chiến” chưa bao giờ dễ dàng. Người trong cuộc lúc nào cũng được khuyên nên nhẫn nhịn, vì nhau. Nhưng bỏ qua gì thì gì, có 3 bi kịch lớn nhất của hôn nhân tuyệt đối đừng lần nữa…


Có những cặp đôi vì lúc nóng giận, bốc đồng mà mang nhau ra tòa ly hôn, nhưng ly hôn xong lại thấy hối hận vì hóa ra bản thân vẫn còn yêu thương đối phương rất nhiều. Nhưng ngược lại, có những cặp đôi dù sống trong những bi kịch này lại vẫn cương quyết sống cùng nhau, dù ngoài cái danh “bạn cùng phòng” thì chẳng còn gì khác!

1. Khi vợ chồng chung sống không vì nhau, mà là vì con cái
Đây là bi kịch lớn nhất của mọi cuộc hôn nhân.

Có nhiều cặp vợ chồng, chung sống với nhau chỉ trên danh nghĩa và vì duy nhất một lý do con cái chứ hoàn toàn không còn chút tình cảm với nhau.

Họ thậm chí sợ phải đối diện với nửa kia của mình, nên sau giờ tan ca họ không về nhà mà tụ tập bạn bè la cà quán xá, uống rượu giải sầu để qua thời gian. Họ lấy cớ là bận công việc, nhưng thực chất là trốn tránh cuộc sống gia đình. Hàng ngày chúng ta vẫn thường bắt gặp những bạn trẻ đi bên nhau như đôi vợ chồng son, nhưng thực chất lại chỉ là bạn bè. Họ lấy lý do rằng, “vì cô ấy đang bận chăm con”, hoặc “đi cùng anh ấy chẳng có gì thú vị” – đây thực chất chỉ là một cái cớ.

Nhiều người chỉ vì muốn tìm kiếm sự vui vẻ thoải mái cho bản thân mà bỏ mặc nửa kia của mình. Đứng từ góc độ nào đó mà nhìn, thì: “Hôn nhân như thế này có ý nghĩa gì đây? Thà rằng không có còn hơn!”.

Những người này nghĩ rằng, vì con cái mà cố gắng duy trì quan hệ, chứ không phải chỉ vì bản thân mà duy trì nó. Nếu tình cảm vợ chồng không còn như xưa, sống chỉ vì con cái, rồi vì đó mà cuộc sống trở nên ngột ngạt bế tắc, thì cũng đến ngày con cái sẽ cảm thấy tổn thương. Và cho dù cuộc sống có ổn định, hai vợ chồng vẫn ở bên nhau, nhưng khi con cái lớn lên, chúng không cần bố mẹ chăm sóc nữa, lúc này vợ chồng phải sống với nhau thế nào đây?

Cho nên, không nên lấy con cái làm cái cớ để gắng gượng sống cùng nhau. Mặc dù nguyên nhân là vì nửa kia khó hòa hợp, vì nửa kia không chung tình, nhưng lý do lớn nhất chính là không duy trì được mối quan hệ giữa vợ và chồng.

2. Khi vợ chồng không quan tâm nhau
Nếu một trong hai người buông xuôi, không gần gũi, cũng không còn quan tâm đối phương thì cho dù đang ở cùng nhau nhưng trái tim vẫn ngày càng xa cách. Vậy làm sao để duy trì mối quan hệ lâu dài? Làm sao để tình cảm vợ chồng không thay đổi?

Thường thì trước khi xảy ra biến cố, hai người đã không còn là “bạn tâm giao” nữa rồi. Trên thực tế, trước lúc tình cảm vợ chồng phát sinh xung đột thì họ sớm đã không còn quan tâm tới nửa kia. Nếu vợ hoặc chồng trở nên vô tâm lạnh nhạt, thì họ sẽ từng chút từng chút một mà xa mặt cách lòng, và rồi cũng đến một lúc nào đó họ chỉ muốn rời xa nhau.
Không chỉ riêng chuyện vợ chồng mà cả những mối quan hệ khác cũng vậy. Đôi khi tính tình và cách thức sống khác nhau khiến hai người khó hòa hợp, nhưng họ vẫn tiếp tục ở cùng nhau để rồi không ngừng oán giận đối phương. 

Nhưng dù có oán trách nhường nào thì họ cũng chẳng thể thay đổi được điều gì ngoại trừ chính bản thân mình. Khi oán trách người khác, người bị oán trách còn chưa thấy mệt mỏi thì ngược lại, bản thân người đi oán trách lại là người mệt mỏi nhiều hơn.

Bởi vậy, nếu cảm thấy vợ chồng không thể hòa hợp, không còn muốn quan tâm, yêu thương đối phương thì tốt nhất hãy giải thoát cho nhau, đừng bó buộc nhau để làm khổ nhau chỉ vì ngại điều tiếng. Bởi hôn nhân không có vui vẻ, không có quan tâm thì sống với nhau được gì?

3. Không đáp ứng được chuyện chăn gối của đối phương
Đây cũng là một bi kịch lớn của hôn nhân.

Vợ chồng hạnh phúc hay không, phần lớn quyết định bởi chuyện tế nhị này. Có nhiều đôi vợ chồng rất hòa hợp về tính cách, gia cảnh, cuộc sống cũng không có quá nhiều mâu thuẫn, căng thẳng nhưng trái lại đời sống gối chăn lại hết sức lạnh nhạt. Hoặc là cả hai không thấy hứng thú với nhau, hoặc là một trong hai không đáp ứng được nhu cầu ân ái của người còn lại, đó đều được xem là bi kịch.

Bởi tình yêu, hôn nhân mà không có chuyện gần gũi chẳng khác nào tình bạn, tình tri kỉ đơn thuần. Nhưng trong mối quan hệ này không chấp nhận cái sự “đơn thuần” đó. Chẳng sớm thì muộn, tình cảm đôi bên sẽ dần nguội lạnh, cả hai sẽ mong mỏi tìm được người mới hòa hợp hơn.

Hôn nhân cần đời sống chăn gối lành mạnh cũng giống như con người cần cơm ăn, nước uống vậy. Bị bỏ đói thì hôn nhân sẽ chỉ chết dần chết mòn mà thôi.